Năm cuối các bạn có nhiều thứ để lo lắm! Nào là đồ án tốt nghiệp, nào là tìm nơi để thực tập, rồi chuyện thi cử, ra trường xin việc ở đâu, rồi phải sắp bắt đầu với cuộc sống mới….bao nhiêu câu hỏi, lo toan cứ lẩn quẩn trong đầu.
Nếu bạn không sắp xếp quỹ thời gian hợp lý, không biết chuẩn bị trước mọi thứ, mà để nước đến chân mới nhảy thì không ổn cho lắm đâu.
Hãy hành động ngay đi, trước khi mọi điều dần tồi tệ hơn…

1) Trước hết có tấm bằng tốt nghiệp cái đã nhé!
Hiện tại chuyện bằng cấp không còn bị đặt năng như ngày xưa thành ra nhiều bạn quyết định chọn làm thêm bên ngoài hoặc kéo dài thời gian thực tập để lấy kinh nghiệm hơn là quay lại trường học hết chương trình.
Điều này không sai, nhưng cũng nên ước lượng thời gian hợp lý để lấy bằng trước khi quá muộn.
Bằng tốt nghiệp dù sao cũng là cái tiêu chuẩn rồi. Thử nghĩ NTD chưa từng tiếp xúc, họ chưa biết năng lực bạn ra sao thì sẽ nhìn vào đâu để đánh giá khách quan về bạn ban đầu?
Đúng rồi đấy, đó là tấm bằng tốt nghiệp.
Không phải công ty nào cũng ưu tiên kinh nghiệm mà không quan trọng bằng cấp đâu.
Tấm bằng sẽ giúp bạn có cơ hội được thử thách ở nhiều môi trường khác nhau hơn.
Ngoài ra có tấm bằng trong tay là đánh dấu cột mốc đạt được sau 4 năm bạn cố gắng học tập. Biết bao nhiêu khó khăn trên quãng đường này: từ lúc cày đêm để ôn thi đại học rồi đi làm thêm để tích lũy kinh nghiệm, có tiền trang trải kéo theo bao nhiêu mồ hôi công sức, niềm hy vọng của cha mẹ dành cho bạn.
Vậy nên đừng phụ lòng của người thân và bản thân mình nhé. Đầu tiên cứ phải làm sao có được bằng tốt nghiệp cái đã

có tấm bằng tốt nghiệp

2) Có thêm chứng chỉ Anh văn và Tin học thì liệu đã đủ?
Có được 2 chứng chỉ này sẽ là điểm công cho bạn khi xin việc ư?
Không hề, bạn biết tại sao không?
Vì nó cũng giống bằng đại học, gần như là những chứng chỉ cần thiết để bạn ra trường. Với lại bạn có nhận thấy rằng bạn bè mình đứa nào cũng có?
Giả sử bạn tốt nghiệp với chứng chỉ TOEFL 500 nhưng trong buổi phỏng vấn bạn không giới thiệu trôi chảy hoặc không hiểu NTD hỏi gì thì có phải chứng chỉ TOEFL của bạn lúc này lại là con dao 2 lưỡi. Năng lực tiếng anh và tất tần tật những thứ khác vô tình bị NTD đánh giá thấp đi trở thành 1 điểm trừ rất lớn không?
Vậy nên hãy học và phấn đấu để thực lực phản ánh đúng như tấm bằng của mình đạt được nhé. Nên nhớ rằng: Không tấm bằng nào có giá trị bằng “bằng lòng”.

Có năng lực thật sự

 

3) Chuẩn bị 1 CV thật tốt. Không dễ như bạn nghĩ đâu.
a. Về hình thức:

Ấn tượng nhưng phải đáp ứng được tiêu chuẩn cần thiết:
Chuẩn format, màu sắc , kích thước phù hợp với công việc bạn ứng tuyển.
Nếu bạn chưa hình dung được như thế nào là chuẩn thì bạn có thể tham khảo các mẫu CV chuẩn trên mạng nha.
b. Lướt đến nội dung tí nào:
Nên tập trung vào 4 phần chính trong CV:
- Giới thiệu về bản thân:
+ Mục tiêu cá nhân: viết ngắn gọn, chính xác, tránh lan man không liên quan công việc.
+ Ảnh đại diện: nên chọn tấm nào nghiêm túc, trông lịch sự và nhìn rõ khuôn mặt. Đừng để mấy tấm xì tin xì khói, photoshop chó mèo loạn xạ lên. CV của bạn có thể bị fail ngay khi nhìn ảnh đại diện chứ không cần đọc đến nội dung bên dưới đâu.
+) Email cá nhân: tốt nhất là theo format tên bạn + 1 đoạn hậu tố nghiêm túc như ngày sinh hay chuyên môn là tốt nhất.
Ví dụ như: huyenpham298@gmail.com hay khanhdt.acc@gmail.com
Đừng dung những email kiểu như nhunglovely@gmail.com hay nhok_pro9x@gmail.com là dễ 1 đi không trở lại lắm nhé.
- Học vấn:
Nên đề cập phần chuyên môn chính và các khóa đào tạo bạn tham gia ở quá trình đại học/ cao đẳng thôi. Không cần mô tả dài dòng từ cấp 2 cấp 3 lắm đâu.
- Kinh nghiệm làm việc:
+) Trường hợp chưa có kinh nghiệm: bạn có thể nói các kinh nghiệm từ việc đi làm thêm (có liên quan chuyên môn), kinh nghiệm thực tập....
+) Trường hợp đã có kinh nghiệm: nên tập trung vào những công việc chính, đừng tô vẽ thêm mắm muối làm gì.
Ngoài ra có 1 sai lầm rất nhiều bạn gắp phải đó là cứ ghi thật nhiều kinh nghiệm, càng nhiều nơi càng tốt. Điều này thật không hay, NTD sẽ đánh giá độ trung thực và khả năng nhảy việc của bạn đấy.
- Bằng cấp/ Kỹ năng:
+ Liệt kê những chứng chỉ bạn đã đạt được như ngoại ngữ, tin học,…
+ Nếu có thêm các chứng nhận tham gia hoạt động xã hội, kỹ năng mềm sẽ rất tốt.
+ Tuy nhiên hãy cân nhắc những thành tích có liên quan tới công việc thôi. Ví dụ bạn ứng tuyển kế toán mà viết vào thành tích “vô địch boxing thành phố” thì cũng không phù hợp lắm.

Ngoài 4 phần chính nếu bổ sung thêm được phần người giới thiệu sẽ tăng thêm giá trị cho CV lắm đấy.
Người giới thiệu thường sẽ là quản lý cũ nơi bạn làm thêm, thực tập, thầy cô giáo,…
Phần này NTD sẽ đánh giá khả năng tạo dựng thương hiệu cá nhân và khả năng tạo dựng mối quan hệ khi bạn còn là sinh viên. Vậy nên nếu có càng tốt nhé!

Lưu ý: Viết tốt là 1 chuyện nhưng cũng đừng mắc những lỗi thường gặp như: thông tin không đồng nhất với thực tế hay lỗi chính tả.
Nếu CV của bạn bị fail vì lý do này chắc sẽ tiếc lắm đấy, không nên hy sinh theo kiểu “Gót chân Asin” như thế.

Chuẩn bị 1 CV thật tốt

4)  Đừng chết vì thiếu hiểu biết. Hãy tìm hiểu kỹ về thông tin công việc cũng như công ty bạn dự định ứng tuyển
Làm gì cũng vậy, bạn phải “đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”. Để làm gì?
- Để hiểu được văn hóa và môi trường công việc có phù hợp hay không.
- Để có kiến thức trả lời khi phỏng vấn. Hiểu biết về công ty mình ứng tuyển không chỉ là điểm cộng dành cho bạn mà còn là sự tôn trọng đối với công ty mình ứng tuyển.

Đừng chết vì thiếu hiểu biết

5) Tạo sự tự tin và xây dựng bản sắc cho riêng mình.
+ Sự tự tin:

Trong nhiều trường hợp tự tin chiếm 90% tỷ lệ thành công chứ ko phải khả năng hay yếu tố nào khác.
Tự tin là khi bạn có niềm tin vào bản thân, tin là mình sẽ làm được và đạt được thành công.
Bạn có thể rèn kỹ năng này thông qua những buổi thuyết trình trên lớp, những buổi sinh hoạt ngoại khóa hay thi đấu môn thể thao yêu thích,…
Tuy nhiên ranh giới giữa tự tin và tự mãn cũng rất mong manh. Hãy cẩn thận! Kẻo lại không ai thích chơi hay tiếp xúc với bạn đâu.
+ Bản sắc cá nhân:
Như John Mason đã từng nói “sống như 1 bản chính thì đừng chết như 1 bản sao”.
Cá tính riêng là 1 phần quan trọng để xây dựng thương hiệu cá nhân cho riêng mình như đã nói ở trên.
Và thương hiệu của bạn chính là những gì người khác nhắc về bạn khi bạn không có ở đó.
Tuy nhiên điều này luôn tồn tại 2 mặt:
Tạo dựng đươc 1 thương hiệu tốt sẽ giúp bạn có được niềm tin, ủng hộ và sự giúp đỡ từ mọi người. Mọi thứ chắc chắn sẽ thuận lợi hơn rồi tuy nhiên chẳng may “thương hiêu” của bạn lại mang màu sắc tiêu cực, dị biệt như khó gần, bảo thủ và luôn cho mình là đúng chẳng hạn, thì những điều phía sau chắc các bạn cũng đoán được rồi nhỉ.
Vậy nên hãy tìm những mặc tích cực của mình để phát huy, hạn chế lại những mặt tiêu cực và sống thật lòng với mọi người thì rồi bạn cũng sẽ được công nhận thôi.
Ngoài ra với sự phát triển của FB hiện tại thì việc chăm sóc FB cá nhân thật tốt cũng không thừa đâu nha.
Dẫu FB chỉ là kênh giải trí nhưng cũng nên hạn chế đăng những điều tiêu cực hay những thứ đánh giá bạn là người chưa trưởng thành.
Do FB ngày nay quá phổ biến, chỉ cần search sđt hoặc email thì khả năng 80 – 90% có thể tìm được fb của bạn rồi. Nhiều NTD họ thích xem FB ứng viên trước khi phỏng vấn vì muốn biết ứng viên của mình đời sống ntn nữa đó.


Tạo sự tự tin và xây dựng bản sắc cho riêng mình

6)  Có sức khỏe là có tất cả:
Khi người ta khỏe người ta có 1000 ước mơ nhưng khi bệnh tật ốm đau người ta chỉ có duy nhất 1 ước mơ đó là Khỏe mạnh.
Đúng vậy đấy các bạn ạ!
Có 1 sức khỏe tốt bạn mới có thể làm tốt và hoàn thành được tất cả, mới thực hiện được những ước mơ hoài bão của mình.Còn nếu không có sức khỏe cho dù bạn có giỏi, có đặt ra bao nhiêu mục tiêu đi chăng nữa cũng khó có thể hoàn thành được.
Và khi xin việc NTD cũng muốn nhận 1 người có sức khỏe chứ không phải 1 người suốt ngày xin nghỉ với lý do bệnh.
Nên các bạn sinh viên năm cuối, dù có bận mấy đi chăng nữa cũng phải thường xuyên chăm lo sức khỏe bản thân, ăn uống điều độ, tập thể dục, giữ tinh thần lạc quan – thoải mái.

Có sức khỏe là có tất cả


Phòng bệnh lúc nào cũng sẽ tốt hơn chữa bệnh, hi vong những điều trên sẽ giúp các bạn năm cuối chuẩn bị tốt những kiến thức, kỹ năng cho mình trước khi ra trường và xin được công việc phù hợp nhất.

Bài viết này chắc còn thiếu nhiều ý lắm, mong nhận được góp ý từ các bạn đã và đang trải qua năm cuối của thời sinh viên nhé.
Cám ơn các bạn!