Một tảng đá tầm thường bị bỏ quên tưởng như không có giá trị lại có thể bán được với các mức giá khác nhau. Câu chuyện thú vị này thực sự sẽ truyền cảm hứng cho mỗi chúng ta về giá trị nhân sinh đặt trong những bối cảnh khác nhau sẽ được nhìn nhận theo cách khác nhau.
Một ngày nọ, tiểu hòa thượng chạy tới thỉnh giáo lão hòa thượng: “Sư phụ, trên đời có người tài giỏi được muôn người trọng vọng, có người lại bất tài, vô dụng chỉ biết thỉnh cầu sự thương hại của người khác, rốt cuộc đời người giá trị như thế nào ạ”
Lão hòa thượng nói: “Con hãy ra sau hoa viên, dọn sạch một tảng đá, sau đó đem ra chợ bán. Sẽ có người hỏi giá, nhưng con không cần phải nói gì, chỉ cần chìa hai ngón tay ra. Nếu người ta trả giá, thì con đừng bán, cứ ôm đá về, ta sẽ nói cho con biết, giá trị nhân sinh lớn như thế nào!”
Vâng lời sư phụ, vừa rạng sáng hôm sau, tiểu hòa thượng đã ôm tảng đá lớn, mang ra chợ bán.
Trong chợ người đến người đi, cũng có đôi ba người tò mò dừng lại xem, có một bà lão đi tới hỏi: “Tảng đá này bán bao nhiêu tiền?”. Tiểu hòa thượng không nói gì, chỉ giơ hai ngón tay ra.
Bà chủ nói: “2 đồng hả?”. Tiểu hòa thượng lắc đầu, bà chủ kia lại nói: “Vậy là 20 đồng hả? Được rồi, được rồi! Ta sẽ mua về để nén dưa muối”.
Tiểu hòa thượng nghe thấy khá bất ngờ, tuy nhiên, nhớ lời dặn của sư phụ, tiểu hòa thượng vẫn không bán, hớn hở ôm đá chạy về.
Thiền sư nói: “Sáng mai con hãy đem tảng đá kia đến nhà bảo tàng, nếu có người hỏi giá, con cứ như cũ giơ 2 ngón tay ra và làm như cũ, mang về đây, ta sẽ nói tiếp”.
Sáng sớm ngày hôm sau, ở trong viện bảo tàng, một đám người tò mò vây lại xem, xì xào bàn tán về giá trị và công dụng của tảng đá này.
Đúng lúc đó, có một người từ trong đám đông đi tới, lớn tiếng nói với tiểu hòa thượng:
“Tiểu hòa thượng, tảng đá này giá bao nhiêu tiền vậy?”. Tiểu hòa thượng không nói gì, chỉ giơ hai ngón tay ra.
Người kia nói: “200 đồng?”. Tiểu hòa thượng lắc đầu, người kia lại nói: “Vậy thì 2.000 đồng đi. Tôi sẽ dung nó để điêu khắc một pho tượng”.
Cứ như thế càng ngày càng có nhiều người trả giá cao hơn cho tảng đá
Thiền sư xoa đầu tiểu hòa thượng, mỉm cười:
“Tiểu tử à, giờ thì ngươi đã có câu trả lời cho câu hỏi của mình chưa? Cuộc đời ngươi có giá trị lớn ngần nào, cũng giống như tảng đá kia vậy. Nếu ngươi đem mình ra chợ bán, ngươi chỉ có giá 20 đồng; nếu ngươi đem mình vào trong viện bảo tàng, ngươi liền có giá trị 2.000 đồng; nếu ngươi đem mình đặt ở tiệm đồ cổ, người có giá 20 vạn đồng! Nền tảng khác nhau, sẽ đặt định vị trí khác nhau, giá trị nhân sinh cũng sẽ vì đó mà hoàn toàn khác biệt!”
Câu chuyện này liệu có khiến bạn suy nghĩ về chính mình và tự hỏi, cuộc đời mình đang được đặt ở vị trí nào đây?
Không sợ người khác coi thường, chỉ sợ bạn coi thường chính mình. Các bạn trẻ ngày nay, nhiều người có xu hướng rất dễ nản chí, gặp khó khăn chút là sợ hãi, không dám thử sức và chấp nhận bỏ cuộc ngay. Đi tìm việc làm chỉ cần nhà tuyển dụng thử thách các bạn bằng những câu hỏi hóc búa, các bạn liền run rẩy thoái lui. Các bạn chưa biết đặt mình vào đúng môi trường, chưa trau dồi, rèn giũa để nâng cao giá trị bản thân. Cứ mãi chỉ chọn một lựa chọn an toàn và không có bứt phá, giá trị mãi mãi chỉ có thể đứng sau người khác.
Một anh chàng 17 tuổi, chưa tốt nghiệp cấp 3, anh ta đi làm nhân viên phục vụ cho nhà hàng với đồng lương ít ỏi. Nếu anh ta không học hỏi và quan sát, nâng cao tay nghề, khả năng ngoại ngữ thì năm 20 tuổi, anh ta vẫn chỉ quanh quẩn trong công việc phục vụ mà không thể thăng tiến. Nhưng bù lại, nếu có sự trau dồi, anh ta có thể nhận được những vị trí cao hơn tại chính nhà hàng đó hoặc bất kỳ đơn vị tuyển dụng nào khác và rất nhiều những cơ hội sẽ mở ra trước mắt.
Người ta nói: Vĩ nhân, đại đa số là người có sức chịu đựng lớn vô cùng. Vì sao vậy?
Người yếu đuối không chịu nổi ủy khuất, cần phải được người khác động viên an ủi.
Một người không biết bơi, cho dù có thay đổi bể bơi cũng không thay đổi được khả năng phòng vệ khi xuống nước;
Một người không biết làm việc, cho dù có tìm việc làm mới thì cũng không nâng cao được năng lực của mình;
Một ông chủ không hiểu biết, tuyệt đối sẽ không kéo dài thành công.
Bản thân chúng ta là nguồn gốc của tất cả, vậy nên muốn thay đổi hết thảy, đầu tiên phải thay đổi chính mình!
ST