Tuyển dụng nhân sự là một vấn đề khá đau đầu khi mỗi lần bước vào đợt tuyển dụng mới. Đôi khi sẽ gặp không ít khó khăn trong việc chọn ứng viên để phù hợp với vị trí cần tuyển. Nó xuất phát từ yếu tố khách quan như chưa có ứng viên phù hợp, ứng viên không đủ yêu cầu đưa ra khi tuyển nhân sự; hay xuất phát từ yếu tố chủ quan như nhà tuyển dụng quá chú trọng về kinh nghiệm, vẻ bề ngoài, yêu cầu cao đối với ứng viên…mà không tìm được ứng viên hay tìm được nhưng với thời gian rất lâu ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.
Ngoài yếu tố chủ quan trên thì nhà tuyển dụng còn gặp phải các lỗi trong tuyển dụng dẫn đến việc tuyển nhân sự gặp khó khăn hơn:
1) Không lập ra bản mô tả công việc rõ ràng:
Nhiều nhà tuyển dụng quá chủ quan trong việc lập ra bản mô tả công việc cụ thể, mà theo trí nhớ và tính chủ quan của mình để phỏng vấn khi ứng viên đến.
Như vậy sẽ thiếu tính chuyên nghiệp, đồng thời khi không lập ra bản cụ thể sẽ không trao đổi hết với ứng viên được về cộng việc mà họ sắp được làm, làm cho ứng viên không hình dung được công việc sắp tới của mình như thế nào.
2) Tưởng tượng sẵn hình mẫu ứng viên lý tưởng:
Khi tuyển dụng một vị trí nào đó, nhà tuyển dụng đã lập sẵn trong đầu ứng viên sẽ như thế này và khi ứng viên đến phỏng vấn nếu không giống như những gì tưởng tượng sẽ loại ra ngay. Như thế đã vô tình không xem xét khách quan để chọn ứng viên phù hợp, loại đi những ứng viên sáng giá cho công ty. Đồng thời nhận những ứng viên không phù hợp về làm. Sau khi nhận ra được điều đó lại mất một khoảng thời gian để tuyển lại và training cho ứng viên khác.
3) Lựa chọn ứng viên mình thích chứ không phải ứng viên phù hợp nhất:
Thường khi ứng viên đến phỏng vấn sẽ đánh giá những phút ban đầu gặp mặt về ngoại hình, tác phong, cách nói chuyện…sẽ quyết định nhận hay không nhận.
Về đánh giá ứng viên qua những điểm đầu tiên là không thể thiếu, tuy nhiên không đủ để đánh giá con người và năng lực của một người thật sự.
Như thế sẽ lãng phí ứng viên tiềm năng và đánh giá sai những ứng viên có khả năng tạo được ấn tượng tốt ban đầu.
4) Không chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn:
Trước khi ứng viên đến phỏng vấn, nhà tuyển dụng nên đọc trước hồ sơ ứng viên xem lý lịch của các bạn viết những gì.
Đến lịch phỏng vấn mình sẽ có cơ sở để trao đổi với ứng viên, khai thác những kiến thức và ước muốn ứng viên đang hướng đến. Từ đó lựa chọn ứng viên sẽ phù hợp hơn thay vì hỏi những câu quen thuộc, dư thừa và không khai thác được thông tin.
5) Không cho ứng viên đặt câu hỏi:
Trong các buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường đặt các câu hỏi cho ứng viên trả lời, sau đó sẽ kết thúc buổi phỏng vấn khi đã thấy đủ thông tin cần nắm mà quên cho ứng viên đặt câu hỏi ngược lại về phía tuyển dụng. Khi cho ứng viên đặt câu hỏi ngược lại sẽ biết được mức độ quan tâm của ứng viên về phía công ty là gì, có nắm được thông tin từ đầu buổi phỏng vấn đến giờ hay không, như thế sẽ đánh giá được thêm một phần nào đó về ứng viên, giúp cho việc quyết định lựa chọn ứng viên sẽ chính xác hơn.
6) Không biết cách lắng nghe ứng viên:
Thường nhà tuyển dụng khi phỏng vấn sẽ nói nhiều hơn ứng viên, đặt các câu hỏi để ứng viên trả lời. Tuy nhiên hãy để ứng viên nói nhiều và mình sẽ tập cách lắng nghe ứng viên nói, bằng cách hỏi những câu hỏi mở về định hướng nghề nghiệp, tương lai và ước muốn của ứng viên khi vào công ty.
Như thế ứng viên sẽ mở lòng mình hơn và trả lời bằng những suy nghĩ của họ, lúc này nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được phần trả lời của ứng viên để cho kết quả nhận hay không nhận ứng viên đó.
Hi vọng với những lỗi thường gặp trong tuyển dụng đã liệt kê bên trên sẽ giúp nhà tuyển dụng phần nào để tìm kiếm và tuyển được ứng viên phù hợp cho doanh nghiệp, công ty của mình.
Bây giờ nếu muốn đăng tin tuyển dụng để có ứng viên phù hợp hãy tạo tài khoản nhà tuyển dụng và đăng tin trên web alojob.vn nhé.