Tuyển dụng là công việc mà nhiều người phải kiên trì và có quyết tâm x 3000 lần so với người thường thì mới có thể gắn bó và duy trì được. Nếu bạn là một chuyên viên về tuyển dụng, thì bạn cũng chính là một chuyên gia về  “săn đầu người”, bạn được gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều “nhân tài” ở khắp mọi nơi. Bên cạnh những nhân tài thực sự, tất nhiên luôn có những nhân tài khác rất gì và này nọ. Và bài viết này cũng chính là muốn nói lên nỗi lòng, những ấm ức mà những người cùng làm nghề tuyển dụng cũng như các chủ shop, chủ tiệm cafe… khi tự tuyển nhân sự cho quán và gặp phải những nhân tài rất gì và này nọ ấy. Bài viết theo quan điểm cá nhân, không đánh đồng ai cả, mong mọi người đọc với tâm thái relax và cảm thông sâu sắc. :D

Vấn đề không tự sinh ra và mất đi, nó chỉ chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, đó là từ giai đoạn tuyển dụng cho đến giai đoạn đã nhận các bạn vào làm. Mỗi giai đoạn sẽ có một người phụ trách chính, thường ở giai đoạn tuyển dụng người ăn hành nhiều nhất sẽ là các bộ phận tuyển dụng nhân sự, còn giai đoạn đi làm thì sẽ là quản lí hoặc chính chủ quán sẽ là người trực tiếp chứng kiến các vấn đề oái ăm.

Có ai giống tôi không?

TUYỂN DỤNG VÀ NHỮNG CÂU CHUYỆN KHÓ ĐỠ

1. Mẹ thiên hạ:

Tui chẳng biết ở ngoài các bạn có lịch sự và lễ phép hông chứ mà tui thấy các bạn cmt, ib xin việc không chủ vị như “Ib”, “Lương nhiêu”, “Ở đâu?” là tui quý hông nổi. Các bạn ơi, mặc dù cần các bạn thật nhưng mà các thể loại mẹ thiên hạ và thiếu tôn trọng người tuyển như vậy tui sẵn sàng bỏ ra 3s block liền nha.

                                             

                                                  

 Nhiều khi tui thắc mắc, chẳng lẽ viết một câu đàng hoàng  như : “Chị ơi, em ib chị rồi ạ”, “ Chị ơi, lương bao nhiêu vậy chị?” khó lắm hay sao ?? Nhưng mà may thay là chỉ một bộ phận nhỏ ứng viên bị bệnh “mẹ thiện hạ” này. Chứ không tui bỏ nghề, về quê nuôi cá và trồng thêm rau rồi.

2.“Đũa mốc mà chòi mâm son”:

  Câu thành ngữ chắc nhiều người đã từng nghe. Nó muốn nói đến sự không cân xứng giữa hai bên. Đúng vậy. Không có kinh nghiệm, không bằng cấp mà đòi lương giám đốc? Ở đâu ra cái đạo lí như vậy hả các bạn? Các bạn nghĩ các bạn là ai? Chẳng có một công ty, tổ chức hay một doanh nghiệp nào chấp nhận trả lương cao cho một người không có kinh nghiệm cả. Đó là thực tế các bạn ạ.

3. Hỏi, hỏi quài, hỏi mãi:         

  Tin tuyển dụng đã đăng, thời gian địa chỉ rõ ràng, lương, yêu cầu, mô tả công việc chi tiết, ấy thế mà vẫn có người cmt hoặc ib hỏi “Lương bao nhiêu v chị?”, “ Quán tên gì, ở đâu v chị?”, “Có yêu cầu gì không chị?”... Một người, hai người rồi con số ấy cứ tiếp tục tăng. Riết muốn tăng xông luôn hà.

4. Sự tích leo cây:

  Điều buồn nhất, ức chế nhất không gì khác chính là bị cho leo cây đúng không mọi người? Vâng, và cái nghề tuyển dụng này là bị cho leo cây ở mức độ thường xuyên luôn các bạn. Ứng viên hẹn nhưng không đến, cũng chẳng một cuộc gọi, một tin nhắn. Gọi lại còn không nghe, nhắn tin thì seen là các bạn thấy ứng viên thời nay có giá như thế nào đấy. Các bạn không tới phỏng vấn cũng được, miễn các bạn gọi lại báo cho nhà tuyển dụng hay một tiếng, để họ không phải chờ bạn, nhưng không, chúng tôi luôn luôn bị cho leo cây. Hứa thật nhiều thất hứa cũng thật nhiều.

          5. Xin việc hôm nay, đi làm tháng sau:          

 Không biết có ai gặp trường hợp này chưa chứ tui gặp quài luôn. Người ấy cái gì cũng tốt cả, chỉ mỗi tội không đi làm liền thôi!! Chuyện là có nhiều bạn thấy đăng tuyển rồi ib hỏi việc nhưng lại đang ở quê, đang ôn thi, đang bận đi Đà Lạt với ghệ… nên xin tháng sau đi làm. Mà các bạn biết là quán thiếu nhân viên mới tuyển, đợi các bạn, giữ chỗ cho các bạn rồi quán đào đâu ra người thế vô. Ấy thế mà cứ năn nỉ ỉ oi, tui cũng bó tay.

Đấy là vài trường hợp tiêu biểu nhất được tuyên dương, chứ thật ra vẫn còn nhiều, nhưng thôi ta qua giai đoạn kế không thôi dài quá.

CHUYỆN ĐI LÀM

6. Nghỉ ngang:

  Ta nói không có cái gì mà tức với tăng xông bằng việc mới sáng sớm bạn nhận được tin nhắn xin nghỉ với lí do củ chuối huyền thoại: “E nghĩ mình không phù hợp với công việc ở quán”. Đâu ra cái thái độ hành xử như thế? Tui nhớ là trước khi nhận vào làm có dặn các bạn là muốn nghỉ thì phải báo trước tối thiểu một tuần để quản lí sắp xếp tuyển nhân viên mới. Đằng này nghỉ ngang như vậy, lỡ quán đông khách rồi biết xoay đâu ra nhân viên để phục vụ? Và còn có trường hợp nghỉ theo nhóm nữa mọi người ạ. Lúc nhận vào làm hứa hẹn đủ điều rằng tụi em đi làm chung nhưng không nghỉ chung. Nhưng rồi đâu lại vào đấy. Cực kì cực kì khó chịu với cách làm việc thiếu trách nhiệm như vậy của đại bộ phận sinh viên hiện nay.

7. Gian lận:

  Nhân viên bây giờ ngày càng lươn lẹo mọi người ạ, đã rất nhiều trường hợp ý thức của người đi làm bị bóc phốt do lòng tham không đáy, có người mới vào làm cũng đã có hành vi trộm cắp. Đó cũng là lí do vì sao bây giờ hầu hết các quán đều gắn camera an ninh, không chỉ đề phòng khách gian mà còn để canh nhân viên của chính họ.

8. Thái độ quan trọng hơn trình độ:

“Khách hàng là thượng đế”, câu nằm lòng mà không khi nào các chủ quán không nhắc nhở nhân viên. Ấy thế mà có vài người đâu hiểu câu đó đâu. Vì nếu hiểu thì họ đã không có thái độ lòi lõm với khách hàng. Đi làm mà mặt mày lúc nào cũng khó chịu, khách order thì tỏ thái độ, khách nhờ tư vấn thì trả lời qua loa cho xong. (cái này mình chỉ nói đến một bộ phận nhỏ nhân viên đi làm thêm thời nay thôi nhé!). Hi vọng là các bạn đi làm với tư cách là một người làm thêm thì nên có trách nhiệm và nhiệt tình hơn cho xứng đáng với đồng lương bạn được nhận nha.

9. Thời gian làm ít:

 Tuyển sinh viên mà, toàn làm được có 1,2 tháng là các bạn ấy nghỉ, không gắn bó lâu dài được vì còn bận bịu lịch học, lịch đi thực tập, làm đồ án, luận văn,... Rồi lại phải tuyển đợt mới, lại train lại, ta nói nó nản gì đâu.

 Đến đây là hết rồi ạ. Than muốn tới Quảng Ninh luôn rồi. Thứ nhất là muốn giải bày tâm sự, mong nhận được sự đồng cảm từ phía những người cùng làm tuyển dụng, thứ hai muốn nhắn nhủ tới những bạn đã và đang đi làm thêm đọc bài này mà có vô tình được nhắc trúng chút xíu thì cố gắng khắc phục nhé! Chào thân ái và quyết thắng!