1) Kỹ năng giao tiếp:
Đối với việc làm phục vụ thuộc ngành dịch vụ thì nhân viên phục vụ là  người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng từ lúc khách bước vào cho đến khi dùng xong bửa ăn hay thức uống.
Do đó người phục vụ phải có kỹ năng giao tiếp khá tốt với khách: về cách ăn nói cử chỉ phải nhỏ nhẹ, niềm nở, ân cần với khách và thể hiện sự tự tin chuyên nghiệp của mình có như vậy khách hàng sẽ cảm thấy tin tưởng hơn với cách phục vụ của mình. Ngôn ngữ hình thể phù hợp cho khách vừa lòng: như cách chỉ khách dùng món hay lấy thức ăn, cách cầm quyển menu hay cách đặt món ăn, thức uống xuống đều phải thật chuyên nghiệp. Ngoài ra còn có ánh mắt nhìn khách thật trìu mến, miệng lúc nào cũng nở nụ cười với khách.
Trong quá trình các bạn giúp khách đưa món ăn hay thức uống lên, hay phục vụ thức ăn cho khách các bạn có thể kể câu chuyện vui hay bắt chuyện với khách đó cũng là một cách tạo được sự thân thiện, niềm nở với khách.
Bên cạnh những yếu tố trên nếu bạn biết ngoại ngữ để giao tiếp với người nước ngoài cũng là 1  lợi thế cho bạn tiếp xúc và nâng cao được kỹ năng ngoại ngữ của mình, ngoài việc người nước ngoài thích bạn thì quản lý cũng đánh giá cao năng lực của bạn đấy.


Kỹ năng giao tiếp

2) Kỹ năng quan sát:
Từ khi khách bước vào quán hay nhà hàng thì đối với nhân viên phục vụ phải biết quan sát xem khách thuộc loại khách như thế nào, ví dụ như: khách trẻ, khách đi chung với gia đình đặc biệt có trẻ em thì trẻ em hay hiếu động thì lúc này bạn nên hướng dẫn khách lấy những món ăn nhẹ để các em ăn trước trong lúc chờ món ăn chính lên. Đối với khách lớn tuổi thì bạn phải biết người lớn tuổi sẽ kiên những món ăn, thức uống như thế nào để phục vụ tốt nhất; ngoài ra còn có khách khó tính, khách dễ tính… để từ đó bạn biết cách phục vụ phù hợp.
Trong quá trình khách đang ăn, uống bạn có dư dĩa hay ly đã dùng thì bạn sẽ chủ động dọn xuống bớt cho khách, hay khách cần gọi thêm món hoặc muốn bạn phục vụ gì thêm thì nếu bạn có khả năng quan sát bạn sẽ đáp ứng được kịp thời mong muốn của khách và làm cho khách cảm thấy hài lòng về cách phục vụ của bạn.

 

Kỹ năng quan sát

3) Chăm sóc khách hàng
Trong quá trình khách uống hoặc dùng bửa các bạn kết hợp với quan sát để xem khách hàng cần gì để mình đáp ứng ngày cho khách, tránh tối thiểu khách không hài lòng hay phàn nàn cách phục vụ của bạn.
Bạn lâu lâu hỏi thăm khách xem có hài lòng với món ăn, thức uống ở quán – nhà hàng không?, có cần bạn giúp đỡ gì không? có cần gọi thêm hay không? Từ những câu hỏi như thế sẽ khiến khách hàng có ấn tượng tốt với bạn hơn, tuy nhiên bạn phải hỏi 1 cách đúng lúc và đúng thời điểm nhé, nếu không sẽ bị phản tác dụng nha các bạn.


4) Xử lý tình huống bất ngờ - chịu được áp lực cao
Trong lúc phục vụ đôi khi sẽ xảy ra những tình huống bất ngờ mà đôi khi các bạn không lường trước được, có thể do lỗi của bạn hoặc khách hàng khó tính không hài lòng cách phục vụ muốn tìm đến bạn hoặc quản lý để giải quyết. Lúc này bạn phải thật bình tĩnh, cố gắng vui vẻ để tìm cách giải quyết tốt nhất cho khách và cho chỗ bạn đang làm mà không ảnh hưởng đến công việc hiện tại của bạn. Nếu bạn thấy giải quyết không được thì hãy nhờ sự giúp đỡ của tổ trưởng hoặc quản lý nhé.
Tính chất việc làm phục vụ là dịch vụ cho khách hàng nên đòi hỏi bạn phải bình tĩnh, nhẫn nhịn và thái đô vui vẻ nhất để xử lý các tình huống và tiếp xúc với khách, nên đôi khi bạn sẽ bị ấm ức, buồn và stress do phải kìm nén cảm xúc của mình.Nhưng nếu bạn vượt qua được thì khả năng xử lý và kiểm soát cảm xúc trong cuộc sống sẽ rất tốt cho bạn.

Xử lý tình huống - chịu được áp lực cao

5) Hiểu được tâm lý khách hàng:
Kết hợp các kỹ năng quan sát, chăm sóc khách hàng các bạn sẽ biết được khách hàng thích món ăn, thức uống như thế nào, phục vụ như thế nào để bạn dựa vào đó phát huy những cái khách thích và hạn chế tối đa các việc khách không thích. Khi khách hàng cảm thấy hài lòng với cách phục vụ của bạn thì xác suất khách đến nhiều lần nữa là rất cao. Từ đó bạn vừa nâng cao được kỹ năng phục vụ vừa duy trì được lượng khách hàng quen thuộc.


6) Không bình luận về khách hàng khi đang còn ở quán, nhà hàng.
Nếu khách hàng có những đều đặc biệt gì như: cách ngồi, cách nói, cách ăn hay có thái độ không hay với nhân viên thì bạn cũng không nên phán xét, hay nói xì xầm với nhân viên khác…thì như vậy sẽ không tốt về thái độ phục vụ của bạn, và nếu lỡ khách hàng tình cờ nghe được sẽ không hay cho bạn cũng như quán – nhà hàng bạn đang làm việc.

Không bình luận khi khách hàng còn ở quán - nhà hàng

7) Trí nhớ tốt, nắm rõ thực đơn:
Khi bạn có trí nhớ tốt và nắm rõ rạch ròi thực đơn đều này giúp bạn tự tin khi giới thiệu món ăn, thức uống với khách hàng nếu khách không ăn hay uống được món này hay muốn ăn, uống theo khẩu vị nào đó thì bạn sẽ nhanh chóng tư vấn được cho khách giúp khách chọn được món ăn, thức uống phù hợp và ngon miệng, từ đó khách sẽ cảm thấy tin tưởng  và hài lòng với bạn.

Rèn luyện được trí nhớ tốt


8) Vẻ bề ngoài luôn tươm tất, sạch sẽ
Điều này cũng khá quan trọng vì khi khách hàng nhìn thấy vẻ bề ngoài của bạn gọn gàng, sạch sẽ thì dùng bữa sẽ cảm thấy ngon miệng hơn nếu thay vào đó nhìn bạn lượm thượm không gọn gàng thì liệu khách có dám đến lẫn nữa hay không?
Do đó khi làm nhân viên phục vụ bạn hãy ăn mặc tươm tất, đầu tóc gọn gàng, đối với các bạn nữ nên trang điểm nhẹ để nhìn xinh hơn nhé. Đó là cách mình tôn trọng bản thân và tôn trọng người mà bạn tiếp xúc.

 

Vẻ bề ngoài tươm tất, sạch sẽ


Khi bạn yêu thích công việc phục vụ và muốn trở thành 1 nhân viên phục vụ chuyên nghiệp bạn hãy trao dồi những kỹ năng trên nhé sẽ giúp ích nhiều cho bạn đó. Giúp bạn có nhiều kỹ năng sống vượt qua những thách thức sau khi tốt nghiệp để xin việc làm, giúp bạn có tác phong chuyên nghiệp để bước tiếp vị trí cao hơn như quản lý, giám đốc…và có nền tảng để xin việc được tự tin hơn khi chọn ngành nghề khác. Bạn có thể vào trang alojob.vn xem các việc làm phục vụ, việc làm nhà hàng để làm công việc phục vụ mình muốn nhé.